Thời gian trước có rộ lên một bài toán mua bán bò của lớp 3 trông đơn giản nhưng lại xảy ra tranh cãi lớn trên mạng xã hội, trở thành chủ đề bàn luận khá thú vị và sôi nổi: “Mua con Bò 10 triệu bán 12 triệu, tiếc con bò nên mua lại 15 triệu và sau cùng bán được 17 triệu, hỏi anh B lời hay lỗ vì sao?”

Các bạn cứ thử tự đưa ra kết quả của mình trước rồi hãy xem tiếp diễn giải của tui nhe, đây là một bài toán rất hay về đầu tư, có thể mở rộng ra xét về mặt kinh doanh, kinh tế, xin khẳng định diễn giải bên dưới đây hoàn toàn là kiến thức phổ thông cá nhân tui ngay khi nhìn vào đề bài trên, có đoạn sau diễn giải xa hơn tí dĩ nhiên là do trải nghiệm xã hội gần đây trên thị trường chứng khoán.

Đầu tiên, ví dụ về một số cách tính, mình lấy đơn giản từ comment trong clip của anh này trên youtube:

Đây là clip

https://www.youtube.com/watch?v=wzo9K7FYjnw

Đây là vài comment trong clip trên minh hoạ cho các kết quả khác nhau:

Như vậy có vài đáp án gây tranh cãi như sau:

  • Lời 4tr
  • Lời 1tr
  • Lỗ 1tr
  • Khác

Rồi, nếu đáp án của các bạn đơn giản như học sinh cấp 3 à nhầm lớp 3 là 4tr, thì xin chúc mừng bạn đã đúng, làm người đơn giản đôi khi có lợi hơn. Ngay như cái anh trong clip youtube phía trên nhận mình là CEO rồi nói cái gì phương trình gì này nọ, còn hỏi cả bạn bè chơi chứng khoán forex gì đó mà kết luận là lỗ 1tr thì phải xem lại bạn bè của anh này làm sao chơi mà có lời dc vì đường lời mà cũng tính thành lỗ thì chơi đường nào cũng lỗ làm sao xuống tiền.

Kết quả của tui là lời 4tr bất kể các bạn lấy tiền từ đâu ra nha.

Trong clip anh kia chỉ đúng 1 câu lý thuyết: đó là bạn giải toán thì phải viết công thức tính nó đúng. Vậy công thức khi học lớp 3 viết ra đơn giản là: -10 +12 -15 +17 = 4.

  • Luận điểm chung của những người cho rằng lời 1tr, là vì khi đọc đề bài bằng chữ, sẽ nghĩ tới việc từ 12 đến 15tr, thì 3tr lấy đâu ra, cho là đi mượn đi nên phải đi trả lại 3tr đó, thành ra lấy tiền lời 4tr từ đi 3tr vay còn 1tr.
    • Nghe thì hợp lý, nhưng cái sai là khái niệm tiền lời ko cùng hệ quy chiếu với tiền vay, tiền vay liên quan tới tiền vốn, trả lại tiền vay thì lấy tiền thu đang có ra mà trả, ko liên quan tới tiền lời. Nếu muốn giảm lời, phải tạo ra số âm của lời tức là lỗ, lỗ là khi nào sau bạn lại mua con bò 15tr rồi bán 12tr thì mới thành ra con số lỗ 3tr dc, lúc đó con số 3tr này mới cùng hệ quy chiếu để + – với số tiền lời ra số khác.
  • Những người tính ra lỗ 1tr, tui chỉ biết họ sai chỗ nào chứ tui cũng ko hiểu tại sao họ nghĩ ra dc như vậy luôn nên ko giải thích được.

Cái hay của bài này chính là ở chỗ, nếu chỉ viết ra con số thì hiển nhiên nó là +4, mà sao khi viết thành chữ thì nó lại ra nhiều kết quả, đây cũng giống như ở ngoài xã hội, thay vì bạn quy về công thức đúng để tính toán thì bị tác động của xã hội dẫn đến kết luận sai và hành động sai (những vụ lừa đảo cũng thành công nhờ áp dụng việc này, bạn sẽ bị cuốn theo câu từ dẫn dụ).

Hôm vừa rồi Euro tui cũng đã trải qua việc 2 anh em tính chung 1 dòng tiền, 2 cách khác nhau, rõ ràng khi xem cách tính của người kia thì ko thấy điểm sai, nhưng lại ra kết quả khác nhau, tui mới có khẳng định con đường đúng đắn nhất để tránh những trường hợp trên  là ta cứ quy về:

  • Vốn (tiền bạn có)
  • Nợ (tiền bạn vay)
  • Doanh thu (tiền thu về)
  • Lợi nhuận (tiền lời) = Doanh thu – nợ – vốn

Vì ko có học quản trị kinh doanh hay kinh tế, nên tui ko có diễn giải khái niệm 3 cái trên, tui chỉ biết công thức đơn giản tính lời khi mua bán nó là vậy thôi, dù sao ngày xưa cũng sống khu chợ, nhà có bán đủ thứ để sống qua ngày nên chắc cách tính này đúng á.

Trường hợp tui ko có đồng nào cả, toàn bộ là tiền tui vay.

  • Vốn ban đầu = 0
  • Vay lần 1 = 10tr
  • Tiền thu về = 12tr
  • Vay lần 2 = 3tr
  • Tiền thu về = 17tr
    • Vốn hiện có = Tiền thu về- vay 1 – vay 2 = 17 – 10 – 3 = 4.
    • Lời = Vốn hiện có – Vốn ban đầu = 4 – 0 = 4

Trường hợp tui có ban đầu là 10tr

  • Vốn ban đầu = 10tr
  • Vay lần 1 = 0
  • Tiền thu về = 12tr
  • Vay lần 2 = 3tr
  • Tiền thu về = 17tr
    • Vốn hiện có = Tiền thu về – vay 2 = 17 – 3 = 14
    • Lời = Vốn hiện có – Vốn ban đầu = 14 – 10 = 4

Trường hợp tui có hẵn 25tr

  • Vốn ban đầu = 25tr
  • Vay lần 1 = 0
  • Tiền thu về = 12tr
  • Vay lần 2 = 0
  • Tiền thu về = 17tr
    • Vốn hiện có = Tiền thu về = 29
    • Lời = Vốn hiện có – Vốn ban đầu = 29 – 25 = 4

Chung quy lại tiền lời = tiền vốn hiện có trừ tiền vốn ban đầu kết quả đều là 4tr, cái khác ở đây là số hiện hữu thực sự sau khi bạn có qua 2 lần mua bán. Sự nhầm lẫn thường xảy ra chính là bạn + – một hồi giả định là tiền vay thì lại ko trừ đi tiền vốn ban đầu, làm sai đi hệ quy chiếu ban đầu, thành ra bên kế toán chỉ chơi với con số, lập thu chi là ko có trượt, đây là 1 ví dụ nếu chúng ta đưa vào thu chi đầy đủ, vì chi rồi mới thu, nên chúng ta có thể bỏ qua cột chi mà chỉ cần tính tổng thu và tổng vốn, sẽ ra được tiền lời.

Minh hoạ cho trường hợp cần vay 3tr

Dù tính vốn bằng công thức nào thì kết quả cũng ko đổi

Công thức tính sai thường là vì 2 nguyên nhân:

  1. Đang tính bài toán là vốn mình có, thì đổi thành vay, trừ đi tiền vay nhưng ko trừ lại số vốn ban đầu nên sai.
    • Ví dụ là có sẵn 25tr, thu về 29tr, sau đó giả định là 3tr đi vay, thì vốn ban đầu phải là 22tr chứ ko phải là 25tr nữa.
  2. Tính lời thì phải tính tổng thu so với vốn ban đầu, nhưng trong đầu + – xong xài từ ngữ thu chi (do tiếng Việt phong phú quá), thành ra thay vì so với vốn lại so với số chi.

Thấy hơi phức tạp rồi phải ko? Vậy để đơn giản hơn, hãy thử đổi để bài thành 2 con bò khác nhau, mua và bán chung 1 lần thôi rồi tự tính lại thử ha. Còn về toán học cơ bản, chỉ nhớ lý thuyết thôi cũng ko bao giờ ra kết quả lỗ dc, ko cần quan tâm tới việc vốn là vay hay có sẵn, 2 số dương cộng lại mà ra số âm thì phản toán học quá.

Ok như vậy là xong bài toán cơ bản, quay lại chủ đề kinh doanh của anh CEO trong clip, anh bị nhiều người dislike là vì anh làm kinh doanh mà anh tính toán giả định như vậy thì bị chửi là phải. Anh giả định mà chỉ giả định dữ liệu cho trường hợp LỖ rồi khẳng định chắc chắn nó LỖ, rất không hợp lý.

Đó chỉ là 1 trường hợp xấu trong nhiều khả năng xảy ra khi đưa bài toán lên tầm xã hội, có nhiều điều kiện khách quan tác động. Mình chỉ nghe lướt qua thôi ko cần xem kĩ vì thấy quan điểm góc nhìn của ảnh hơi hẹp (coi lướt qua trong phần miêu tả clip). Trong thực tế khi ta mua con bò về nuôi hay mua về bán, thì bài toán nó phải khác chút (anh CEO nói ảnh ko giỏi toán, giờ tui có thể xác nhận như vậy, vì ảnh ra công thức sai ko à). Bài toán kinh doanh thì phải là gồm các dữ liệu:

  • Vốn đầu tư
  • Thời gian đầu tư
  • Chi phí phát sinh
  • Lợi nhuận kỳ vọng
  • Lợi nhuận thực tế
  • vân vân và mây mây, tui ko phải là dân kinh doanh nhưng đại ý nó phải nhiều dữ liệu vậy mới ra đề bài bài toán đúng dc.

Dựa vào giá thị trường và vốn đầu tư, người làm kinh doanh mới dựa theo đó mà tính toán xem có thể đạt được lợi nhuận thực tế giống lợi nhuận kỳ vọng hay ko, chứ ai lại đi lấy con số định sẵn từ bài toàn lớp 3 và cho rằng làm như vậy thì lỗ sấp mặt. (Tức là phải đổi con số 10 – 12 – 15 – 17 thành con số hợp lí mới với các dữ liệu phía trên). Nói chính ra là anh này lạc đề, hy vọng lúc anh làm CEO ko lạc đề như vậy tội nhân viên.

  • Để chứng minh kết luận của anh CEO trong clip sai ngay cả trong kinh doanh, phản biện khá đơn giản bằng con bò trên thực tế đàng hoàng luôn là ra hỏi mấy chị bán thịt bò ở chợ: giá tăng giảm mỗi ngày khác nhau, ngày nhập giá thấp họ bán giá thấp, ngày nhập giá cao họ vẫn nhập rồi bán giá cao, tiền lời ko đổi, họ vẫn bán. Ko lẽ giá thịt bò nhập hôm sau cao hôm trước thì nhịn ko bán =)), vì theo kết luận là mua rồi bán vậy lỗ sao. Cứ bán giá cao hơn giá mình mua thì là có lời thôi!

Còn câu hỏi chính của bài toán nếu quy về câu hỏi kinh doanh hay đầu tư, thì đó là liệu có chấp nhận đầu tư lần 2, lần 3, lần n… với chi phí cao hơn hay ko?

  • Tui xin khẳng định là có thôi, vì chi phí đầu tư đó là phụ thuộc đầu vào, người làm kinh doanh chỉ cần quan tâm đầu ra, miễn có lời so với kì vọng sau khi trừ hết chi phí thì họ sẽ làm. Quan trọng là có xác định được đầu ra hay ko.
  • Nếu áp dụng trên thị trường chứng khoán hay forex, coin này nọ thì sẽ khác 1 chút vì do thị trường giao động không ổn định như giá thị trường kinh doanh thông thường, nên việc xác định có mua tiếp để bán hay ko là do phân tích của riêng mỗi người.
  • Dĩ nhiên cả 2 trường hợp đều có thể xảy ra trường hợp lỗ, vì điều kiện khách quan của thị trường, nhưng cơ bản là vẫn phải làm, nhưng làm 10 lần mà lời thì là lời 10 lần chứ làm gì có chuyện vì chi phí đầu tư tăng mà bán vẫn lời lại biến thành lỗ.

Ko nói con bò nữa nói giá xăng đi, hôm trước mua 10 ngàn bán 12 ngàn 1 lít, hôm sau xăng lên 15 ngàn bán 17 ngàn 1 lít, hôm sau nữa xăng lên 19 ngàn bán 21 ngàn 1 lít, nó diễn ra cả chục năm như vậy rồi, mấy doanh nghiệp xăng dầu mà lỗ thì ngu sao mà bán hihi, thấy họ toàn giàu nứt vách đổ tường ko? Chờ giá giảm về 10 ngàn mới mua để bán thì chờ hơi lâu, có thể nói là chờ trong vô vọng ha ^^, cứ thống kế thử các thể loại giá xăng, giá đất, giá vàng, giá USD nhiều năm trở lại đây là hiểu ngay.

P.S: kinh doanh dĩ nhiên khác với làm toán, làm toán giỏi ko chắc là kinh doanh giỏi, kinh doanh giỏi chưa chắc là làm toán giỏi, nên tui ko có ý bàn  gì về vấn đề kinh doanh của anh CEO phía trên hay khả năng kinh doanh của tui ha các bạn.